Một số loài ngải Chi_Ngải

Ngải đắng hay ngải áp xanh (ngải Absinth) (Artemisia absinthium) được sử dụng để diệt trừ bọ chétnhậy, cũng như trong sản xuất đồ uống (bia ngải, rượu vang ngải). Rượu khai vị vermouth (từ tiếng Đức Wermut - nghĩa là ngải đắng) là loại rượu vang được tạo hương vị bằng các loại cây tạo mùi vị, nhưng nguyên thủy là từ ngải đắng. Nó cũng được sử dụng trong y học như là thuốc bổ, thuốc dễ tiêu, thuốc hạ sốt và thuốc trừ giun. Nó có nguồn gốc ở khu vực châu ÂuSiberi nhưng hiện nay đã phổ biến ở cả Hoa Kỳ.

Artemisia arborescens L. (Sheeba trong tiếng Ả Rập) là loại ngải cực đắng có nguồn gốc ở vùng Trung Đông được sử dụng trong chè, thông thường cùng với bạc hà. Nó có thể có một vài tính chất của loại chất gây ảo giác.

Vị đắng của mọi phần trên cây ngải cũng được bà vú nuôi dùng để cai sữa bằng cách bôi vào vú, như được đề cập trong Romeo và Juliet Phần I, hồi 3:

Bà vú nuôi:...Và cô ấy [Juliet] đã bú-Tôi không bao giờ quên điều đó-Tất cả các ngày trong cả năm, cho đến ngày:Tôi bôi ngải vào đầu vú,...

"Đắng như ngải" là một thành ngữ khá phổ biến.

Shakespeare cũng có đề cập tới cây ngải trong Hamlet.

Ngải áp xanh.

Trong văn hóa của loài người

Ngải (Apsinthos trong các văn bản tiếng Hy Lạp) là "tên gọi của ngôi sao" trong Sách Khải huyền (8:11) (kai to onoma tou asteros legetai ho Apsinthos) mà thánh John Evangelist đã viết ra như là đồ bỏ đi của các thiên thần và rơi xuống nước, làm cho nó đắng đến mức không thể uống. Ngoài sách Khải huyền, còn tới tám tham chiếu khác nữa trong Kinh Thánh có chỉ ra rằng ngải là loại cây cỏ phổ biến trong khu vực và vị đắng dễ sợ của nó đã được biết đến, như là một loại đồ có thể uống được dùng vì một vài lý do nào đó.

Một số người cho rằng Chernobyl được dịch là "ngải" trong ý nghĩa đã nói trên đây của "Apsinthos", nó là "ngải Absinth". Tuy nhiên, dịch chính xác thì nó là ngải cứu, đôi khi được nói đến như là "ngải thường" (xem Chernobyl: Nguồn gốc tên gọi).

Trong văn hóa Nga, một thực tế là các loài thuộc chi ngải được sử dụng khá phổ biến trong y học, và vị đắng của nó gắn liền với các hiệu ứng y học, đã làm cho ngải được coi là biểu tượng của "sự thật cay đắng" mà người bị lừa dối phải chấp nhận (thông thường là tự dối mình).